Tuesday, April 4, 2017

Tiffany loại đèn tranh kính được làm từ kỹ thuật Stauned Glass

Cao Linh
Những chiếc đèn trang trí Tiffany được người ta biết đến với những tác phẩm kinh điển được cả thế giới biết đến. Nghệ nhân Louis Comfort Tiffany là bậc thầy Stained Glass đã phát minh ra kỹ thuật làm đèn nghệ thuật Tiffany lamps.
Louis Comfort Tiffany Là con trai của Charled Lewis Tiffany (người sở hữu công ty đá quí kim hoàn danh tiếng New York), là học trò của danh họa người Mĩ George Inness và Samuel Colman. Ông bắt đầu sự nghiệp vẽ tranh vào năm 1860s đến 1870. Đến năm 1880, Tiffany được công nhận là thành viên trẻ nhất của Hiệp Hội Thiết kế Quốc Gia. Tiffany đi khắp nới để làm việc và có cơ hội khám phá và phát huy khả năng sáng tạo nghệ thuật thủ công của mình. Bị lôi cuốn bởi nghệ thuật thiết kế kính thời kỳ trung cổ và Roman, kính đã thực sự kích thích và dẫn dắt ông đến một lĩnh vực mới trong nghệ thuật trang trí như một nhà thiết kế đồ nội thất.

Tiffany trở thành người cổ vũ nhiệt tình cho trào lưu nghệ thuật trang trí ứng dụng European Art Nouveau, đề cao vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công, của những hoa văn motive thiên nhiên làm hình thức trang trí căn bản, những kiểu thức hoa văn tự nhiên, hữu cơ và đơn giản tinh tế hơn nhằm cạnh tranh với sự phát triển của sản xuất công nghiệp đang tháng thế nhưng sản phẩm mang tính đại trà thiếu thẩm mỹ. Phong cách thiết kế theo hình thức Art Nouveau là nét đặc trưng minh họa cho những tác phẩm của Tiffany.
Kính màu luôn là nguồn cảm hứng vô tận của Tiffany, những mảnh kính màu với màu sắc đa dạng biến đổi qua từng góc nhìn. Ông bắt đầu vào sản xuất, chế tạo đèn trang trí từ năm 1885 cho đến năm 1899 thì Tiffany mới bắt đầu giới thiệu rộng rãi sản phẩm của mình. Đa số những cây đèn này được làm trong khoảng thời gian từ năm 1895 đến năm 1920. Các sản phẩm đèn kính màu Tiffany khi được đưa ra thị trường nhanh chóng trở thành những sản phẩm được ưa chuộng nhất. Chúng được làm và phục vụ chủ yếu cho tầng lớp thượng lưu quý tộc thời bấy giờ. Thời kỳ này cũng có một số xưởng sản xuất ra đời tuy nhiên xét về thẩm mỹ và giá tri thì đèn được chế tác tại Tiffany Studio vẫn được đánh giá là đẳng cấp nhất.

Các sản phẩm đèn kính màu đèn tranh kính Tiffany luôn mang lại vẻ đẹp hài hòa nhẹ nhàng và có phần lôi cuốn ma mị. Màu sắc của đèn được thể hiện qua từng mảnh kính màu khác nhau, chúng rất đa dạng và có khả năng khúc xạ ánh sáng khác nhau.
Đến năm 1933 sau khi Tiffany qua đời, sự thịnh hành các sản phẩm nghệ thuật của Tiffany lâm vào tình trạng suy tàn cùng với sự nổi lên của trào lưu nghệ thuật cận hiện đại và chủ nghĩa biểu hiện. Trong suốt 2 thập kỉ, những thiết kế đèn kính màu của Louis Comfort Tiffany bị quên lãng. Cho đến khi sự kiện triễn lãm các tác phẩm nghệ thuật Tiffany được tổ chức vào năm 1958 bởi các bảo tàng và các nhà sưu tầm thì danh tiếng của Tiffany được khôi phục lại.
Là một họa sĩ người Mĩ, nghệ nhân am hiểu các nghệ thuật thủ công, thiết kế trang trí, Louis Comfort Tiffany được vinh danh là người có tác động lớn trong phong cách nghệ thuật Art Nouveau, là người có phát minh, sáng chế, và có nhiều cống hiến đáng kể trong nghệ thuật kính.

Những mẫu đèn tranh kính màu của Louis Comfort Tiffany thiết kế từ năm 1848 đến 1933, luôn được được những nhà sưu tầm xu hướng nghệ thuật Art Nouveau và Art Deco đánh giá cao. Các loại đèn trang trí, đèn bànTiffany nhanh chóng thành xu hướng tìm kiếm tại các cửa hàng mỹ nghệ trang trí và tại các buổi đấu giá nghệ thuật với giá rất cao

Cao Linh / Author & Editor

G-House là doanh nghiệp chuyên cung cấp các sản phẩm nội thất trang trí,sản phẩm decor độc đáo, tranh kính nghệ thuật,tranh kính ghép mà thủy tinh, da, gỗ… với mẫu mã đa dạng độc đáo sẽ đem lại cho quý khách những sản phẩm đẹp và chất lượng nhất

0 comments:

Post a Comment

Coprights @ 2016, KÍNH NGHỆ THUẬT

Coprights @ 2016,